Sau Khi Nương Qua Đời, Ta Treo Bảng Bán Thân Ở Thanh Lâu

Chương 1: 1: Phần 1


1
Khi tiểu nương không tiếp khách, thường hay nói với ta hai câu.

Câu thứ nhất là: "Kinh Xuân, nếu không phải mệnh của ta không tốt, vốn dĩ con phải là thứ nữ trong Tướng phủ.

"
Xét theo một nghĩa nào đó, câu nói này quả thật đúng.

Tiểu nương vốn là nữ nhi duy nhất của một tú tài, có thể coi là xuất thân tốt từ gia đình trong sạch.

Sau khi phụ thân tiểu nương qua đời, trong nhà lại không có nam đinh, nên nàng ấy và mẫu thân đã bị huynh đệ thúc bá bán đi.

Mẫu thân của tiểu nương bị bán vào kỹ viện.

Còn tiểu nương vì biết chữ, nên trở thành thiếp của Lôi Tướng Lôi gia ở kinh thành.

Tiếc thay ngày tháng yên ổn chẳng được bao lâu, vừa mới mang thai không lâu.

Phu nhân của Lôi Tướng ghen tuông, bắt lỗi tiểu nương rồi đem bán nàng ấy vào Ngọc Kinh lâu.


Cứ thế, tiểu nương bước theo vết xe đổ của mẫu thân mình, trở thành ca kỹ.

Mà ta sinh ra ở Ngọc Kinh lâu, bất kể huyết thống ra sao, chẳng qua cũng chỉ là một tiểu ca kỹ của ca kỹ mà thôi.

Câu thứ hai là: "Nữ nhân nếu gả, phải gả làm chính thê.

"
Mỗi lần nghe vậy ta đều xì mũi khinh thường.

Thành thân thì có gì ghê gớm?
Làm chính thê thì có gì hay ho?
Làm chính thê của kẻ buôn bán, chịu đói chịu rét đào rau dại, giặt giũ dệt vải làm nông.

Nam nhân trong nhà đi làm về mà chưa kịp mang nước rửa chân ra thì sẽ bị giáng một cái tát.

Nếu hơi có nhan sắc mộ chút, khó tránh khỏi bị đem đi cầm cố hoặc lấy lòng con cháu nhà quan lại quyền quý ở địa phương.

Chẳng phải cũng là số phận của ca kỹ sao?
Chỉ là còn có cái danh tiếng để che đậy nỗi khổ nhục mà thôi.

Làm chính thê trong nhà quyền quý, tạm không nói đến với thân phận của ta có làm được hay không.

Cho dù thực sự gả vào được, trong một gia tộc lớn, nào là bà bà rồi chị em dâu có ai dễ ở chung đâu, còn phải quán xuyến việc nhà, nuôi dưỡng con cái.

Phu quân có lương tâm một chút thì có thể đợi đến khi hoa tàn ít bướm mới đưa tiểu thiếp ngoại thất về nhà.

Kẻ vô lương tâm, nói không chừng chưa kịp vào cửa, ngoại thất thông phòng đã cả đàn cả lũ.

Nhưng vì thân thể tiểu nương đã hỏng vì tiếp khách, nên ta cũng không dám cãi lại.

Chỉ đành gật đầu thật mạnh, dùng thái độ vâng lời để an ủi lòng tiểu nương.

Tuy nhiên, dù ta có ngoan ngoãn nghe lời thế nào, số phận cũng không tha cho hai mẹ con bọn ta.

Năm ta mười sáu tuổi, tiểu nương vẫn buông tay rời khỏi nhân gian.


Nàng ấy đi rồi cũng tốt.

Chôn dưới ba tấc đất vàng, sẽ không còn bị bệnh tật hành hạ nữa.

Hơn nữa nàng ấy đã mất, ta cũng không cần phải giả vờ nữa.

Vì vậy ta vui vẻ gỡ bỏ lớp tro đen trên mặt, bôi son phấn, treo biển bán tiếng cười mua vui ở Ngọc Kinh lâu.

Sáu mươi lượng bạc một đêm, không trả giá.

Nhưng nữ nhi bất hiếu như ta chưa kịp bán thân, Ngọc Kinh lâu đã đổi chủ trước.

2
Tất cả các ca kỹ đều được đưa đến trước mặt chủ nhân mới.

Gương mặt của vị chủ nhân mới bị che khuất sau tấm rèm ngọc trong nhã gian ở Ngọc Kinh lâu, không nhìn rõ lắm.

Nhưng ta quỳ dưới đất nhìn thấy rõ ràng.

Đôi chân trần của nàng ấy giẫm lên đôi giày thêu màu tím có họa tiết bướm đạp ngọc vỡ, phần mu bàn chân lộ ra tròn trịa mịn màng, màu sắc còn trắng hơn cả tấm thẻ bài ngà voi đeo bên hông của các quan lớn trong triều đình ba phần.

Sống ở Ngọc Kinh lâu mười sáu năm, ta cũng có bản lĩnh nhìn mầm biết cây.

Chỉ cần suy nghĩ bằng đầu gối cũng biết, vị quý nhân không lộ mặt này chắc chắn là một tuyệt sắc giai nhân.

Kỹ nữ lấy nhan sắc để định cấp bậc, nếu nàng ấy đến Ngọc Kinh lâu treo biển, ít nhất cũng phải là hạng nhất.


Nhưng ta chưa kịp tính toán kỹ xem nếu vị quý nhân này sa cơ lỡ bước vào chốn phong trần thì một đêm có thể bán được bao nhiêu vàng bạc, tỳ nữ bên cạnh nàng ấy đã lên tiếng:
"Chủ quân là nữ tử, vô cùng thấu hiểu nữ tử sống không dễ dàng, muốn giải tán các ngươi.

"
"Mau cầm giấy bán thân và tiền bạc an cư, rồi tự về nhà đi.

"
Phần lớn các ca kỹ trong lâu đều rất vui mừng, xé nát giấy bán thân rồi nhận tiền dập đầu rời đi.

Chỉ trong chốc lát, các ca kỹ đã giải tán sạch sẽ.

Chỉ có mình ta đứng ngoài rèm, toàn thân cứng đờ, không nhúc nhích.

Ta sinh ra trong Ngọc Kinh lâu, từ nhỏ đến lớn chưa từng rời khỏi Ngọc Kinh lâu và hai con phố xung quanh.

Những gì học được cũng chỉ là cách xoay xở sống sót trong chốn phong trần.

Nếu không làm ca kỹ, Lôi Kinh Xuân ta còn có thể làm gì nữa?.


Bạn cần đăng nhập để bình luận